Du học nghề Đức hiện không còn trở nên xa lạ với mọi người mà đã là mục tiêu của rất nhiều gia đình cho con cái du học vì muốn có tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà du học mang lại, còn vô vàn những khó khăn khi du học mà sinh viên đa số đều gặp phải. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu và những rào cản hay khó khăn gặp phải của một du học sinh nghề là gì nhé!
Những khó khăn của du học sinh nghề tại Đức
Việc đến 1 quốc gia khác để học tập và sinh sống thời gian dài không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là những nước phương Tây như Đức, dưới đây là một số khó khăn mà du học sinh nghề tại Đức thường gặp phải nhất:
1. Chênh lệch múi giờ
Đây là một sự khó khăn đầu tiên khi bạn vừa đặt chân sang Đức, vì sự khác biệt về múi giờ khiến cho nhiều du học sinh mệt mỏi, mất ngủ khi mới sang nước ngoài. Nhiều bạn phải mất một thời gian dài để điều chỉnh giờ sinh học, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Và phải mất ít nhất 3-7 ngày thì bạn mới lấy lại được sự cân bằng cho cơ thể.
2. Khác biệt khí hậu, thời tiết
Ở các nước phương Tây, mùa đông thường rất lạnh, thậm chí có nơi còn có tuyết rơi nên ít nhiều gây cảm giác khó chịu cho cơ thể khi bạn mới sinh sống tại đây. Bởi Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên có không ít du học sinh sẽ không quen với thời tiết lạnh dẫn đến dễ gặp các vấn đề về
3. Rào cản ngôn ngữ
Đối với 1 du học sinh nghề tại Đức, một trong những khó khăn phổ biến nhất khi đi du học là rào cản ngôn ngữ. Mặc dù trước khi sang Đức tất cả sẽ dành năm năm để học tiếng Đức và lấy bằng B1, B2. Nhưng khi bạn sang một đất nước mới, việc giao tiếp bằng tiếng Đức nó dường như hoàn toàn xa lạ đối với bạn, bởi người dân bản xứ sử dụng tiếng Đức giao tiếp rất nhanh, thậm chí còn nói tiếng địa phương mà bạn không quen. Đôi khi điều này khiến bạn cảm thấy mình như người ngoài cuộc, nhưng hãy coi đây là cơ hội học hỏi. Hầu hết người dân địa phương đánh giá cao việc bạn cố gắng giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Bạn càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy tự tin giao tiếp hơn.
4. Áp lực học tập bởi phương pháp học tập mới
Khi đi du học nghề Đức, hầu hết sinh viên sẽ cảm thấy lạ lẫm với phương pháp học tập ở các nước phương Tây có sự khác biệt so với ở Việt Nam. Bởi sự đề cao tính tự tìm tòi, nghiên cứu. Do đó, kỹ năng đọc hiểu tài liệu và tổng hợp thông tin là rất cần thiết đối với các bạn du học sinh. Mặt khác, vì chương trình học nghề theo hình thức đào tạo kép nên bạn sẽ cần sắp xếp thời gian liên tục giữa việc học lý thuyết xen kẽ với thực hành. Cho nên, hãy chủ động khi sang Đức du học nghề để có thể theo kịp mô hình học tập mới tại Châu Âu.
5. Sống tự lập & nỗi nhớ nhà
Lựa chọn đến nước Đức du học nghề là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ muốn nuôi dưỡng hoài bão lớn tại nước ngoài. Nhưng khi đến một đất nước mới, bạn phải tự chăm lo cho bản thân, tự tính toán chi tiêu hợp lý, cân đối giữa việc học và làm. Sẽ không có những buổi cơm được mẹ nấu sẵn, sẽ không ai nhắc nhở bạn học tập,… Khi bạn mệt mỏi hay stress vì công việc thì phải tự học cách bỏ qua và đứng lên, phải tập làm quen với mọi thứ xung quanh đều xa lạ, bạn dễ dàng cảm thấy nhớ nhà. Đây là cảm giác tự nhiên cho dù đó có phải là lần đầu tiên bạn sống một mình hay không. Vì thế, song hành với việc được học tập tại môi trường giáo dục tốt nhất Châu Âu, bạn còn phải đối mặt với áp lực tâm lý và cần vượt qua được bản thân.
6. Khác biệt văn hóa, ẩm thực, giao thông,…
Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn văn hóa khác nhau, nhất là đối với nền văn hóa hoàn toàn xa lạ với chúng ta như Phương Tây, cho nên du học sinh nghề tại Đức, ngoài việc làm quen với ngôn ngữ mới, bạn sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với văn hóa địa phương để tránh mắc những lỗi giao tiếp văn hóa không đáng. Mặt khác, bên cạnh khác biệt văn hóa là khác biệt ẩm thực, việc ăn uống của phần lớn sinh viên Châu Á rất khó hòa nhập với ẩm thực tại phương Tây. Nên thời gian đầu sống tại Đức, đồ ăn không hợp khẩu vị cũng là một trong những lý do gây khó khăn trong quá trình sống ở Đức.
Một điều khác biệt phổ biến nhất mà sinh viên Việt Nam cần phải thích nghi, đó là tại Đức, hầu hết người dân không sử dụng nhiều phương tiện cá nhân mà chủ yếu chọn cách di chuyển bằng phương tiện công cộng. Vì thế, thời gian đầu nhiều bạn sẽ gặp khó khăn vì phải đi bộ gấp nhiều lần so với khi ở Việt Nam. Khi đã quen, việc đi bộ cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe. Và còn nhiều phương tiện di chuyển khác như bus, tàu điện,…