HỌC VÀ THI CỬ TẠI ĐỨC CÓ “KHOAI LANG” NHƯ Ở VIỆT NAM KHÔNG? (PART 2)
Kỳ thi THPT quốc gia Việt Nam hàng năm vẫn cho thấy sức nóng ngang ngửa thời tiết mùa hè vì những đêm ôn bài gớt nước mắt hay sự quyết tâm khi đặt ra ngôi trường nguyện vọng. Tại Đức, việc học và những kì thi cũng cần sự chuẩn bị về mặt tâm lý nhất định, cùng điểm qua nhé!
4. Chọn môn học trong một học kì:
Việc nhiều học sinh mới cố “ôm” càng nhiều môn càng ra trường lẹ trong các học kì là rất phổ biến bởi các newbie dường như chưa hiểu hết được sức nặng của từng môn học ra sao. Vậy nên, hãy cứ bình tĩnh tự tin mà chọn 2-3 môn trong học kì đầu tiên thôi. Ad biết rằng “liều thì ăn nhiều” nhưng điều ấy sẽ không áp dụng ở trường hợp này đâu nhé. Học kì đầu tiên luôn cần sự chắc chắn để các bạn có thể làm quen với môi trường học tập mới, môi trường thế nào thì cùng ad đi qua những mục tiếp theo nhé!
5. Không sợ kẻ thù mạnh, chỉ sợ…
Đồng đội tốt luôn là một lợi thế rất lớn để các bạn hoàn thành khóa học một cách trọn vẹn. Còn đồng đội “xấu” sẽ đưa các bạn ra xa bờ như đội tuyển Bỉ gặp Ý ở Euro năm nay đấy. Các dự án nhỏ hay bài luận trên trường sẽ yêu cầu bạn phải lập nhóm từ 2-3 người, vậy nên hãy cứ thật lý trí mà chọn những đội có cùng tần sóng với mình để việc teamwork thật trôi chảy nhé!
6. Bạn có thể chậm nhưng chắc! Và điều đó hoàn toàn Okay
Có nhiều học sinh muốn được hoàn thành khóa học thật nhanh để đi làm, nhưng có 2 điều cần lưu ý. Đầu tiên là học quá nhanh sẽ vô cùng áp lực, ảnh hưởng tới sức khỏe vì sẽ có những môn học hơi “khó nhai” cùng với việc ra trường sớm, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hay ho rất đáng để lưu lại làm kỷ niệm sau này. Ví dụ như thay vì cắm đầu vào việc ôn đủ môn để tốt nghiệp sớm, bạn sẽ bỏ lỡ những hoạt động ngoại khóa, cắm trại với bạn bè, giao lưu các clb,... Vậy nên hãy cứ theo lộ trình hay chậm hơn cũng không sao, BỞI VÌ, Đức vẫn luôn MIỄN HỌC PHÍ cho tất cả các học sinh trong trường. Bạn có thể nhận một công việc part-time để có kinh nghiệm mà vẫn hoàn thành bài học trên trường. Hãy tận hưởng nhé ^^